Tác phẩm và dư luận

28/12
5:05 PM 2018

NHÀ VĂN CHINGIZ AITMATOV VÀ CÁC TÁC PHẨM CHÍNH LUẬN

Saidi Umirov là nhà phê bình văn học nổi tiếng, nhà báo, dịch giả, nhà Aitmatov học củaUzbekistan,ông là tiến sĩ ngữ văn, phó giáo sư bộ môn báo chí quốc tế Trường đại học ngoạingữ quốc gia Uzbekistan, tác giả của hơn 10 cuốn sách chuyên khảo và hơn 500 bài báo, nhậnxét, bút ký, tiểu luận, phỏng vấn.

Nhiều năm nay, Saidi Umirov chuyên nghiên cứu các vấn đề cấp thiết củalý luận và thực tiễn văn chính luận trong báo chí. Nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh của nhà văn KyrgyzstanChingiz Aitmatov (12/12/1928-12/12/2018), chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết của Saidi Umirov về tình hình nghiên cứu các tác phẩm chính luận của Chingiz Aitmatov.

Các tác phẩm văn học của Chingiz Aitmatov đã được bạn đọc toàn thế giới biết đến rộng rãi. Chúng được dịch ra nhiều ngôn ngữ, tái bản hàng triệu bản. Đã có hàng chục cuốn sách, hàng trăm bài báo, công trình khoa học viết về chúng. Số lượng các nhà nghiên cứu ngày càng tăng.

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn ít các bài viết về hoạt động báo chí và phê bình văn học của Aitmatov, mặc dù nhà văn đã liên tục và tích cưc hoạt động báo chí và nghiên cứu văn học gần 60 năm, từng là tổng biên tập các tạp chí Kyrgyzstan văn họcVăn học nước ngoài (Liên Xô), là phóng viên thường trú báo Sựthật ở các nước cộng hòa Trung Á, là ủy viên hội đồng biên tập nhiều ấn phẩm nổi tiếng, ông đã viết và công bố nhiều bài báo, nhận xét, thư từ, phỏng vấn, bút ký, tiểu luận, công trình nghiên cứu...

Khi còn là sinh viên Trường đại học nông nghiệp Kyrgyzstan, Aitmatov đã đăng tải trên các ấn phẩm định kỳ các bài bút ký ngắn, thư từ, sau đó là những bài báo lớn: Về hệ thống thuật ngữ của tiếng KyrgyzNhững bản dịch khác xanguyên bản, v.v...

Các tác phẩm văn học của Aitmatov - truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết đều mang tính chính luận, còn các tác phẩm chính luận - các bài báo, phỏng vấn, bút ký, thư từ, tiểu luận lại mang tính văn học, nghĩa là trong mỗi tác phẩm của nhà văn đều có sự kết hợp nhuần nhuyễn các hình tượng, bức tranh nghệ thuật, các sự kiện, lập luận logic...

Một trong những tác phẩm chính luận lớn của Ch.Aitmatov là cuốn Đồng tác giả với đất và nước... (1979). Tiêu đề “sinh thái học” độc đáo, đa nghĩa này được “mượn” từ bài thơ của nhà thơ Liên Xô nổi tiếng, bạn thân của nhà văn, David Kugultinov. Khúc tưởng niệm của đàn chim bay qua, là một trong những tác phẩm chính luận mới nhất của nhà văn đầu thế kỷ XXI.

Có thể tạm chia văn chính luận của Chingiz Aitmatov thành 6 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (1950-1956): khởi đầu hoạt động sáng tác, các tác phẩm chính luận và văn học đầu tiên;

Giai đoạn 2 (1956-1964): học Trường viết văn Moskva; biên tập tạp chí, phóng viên thường trú báo trung ương, các bài báo Sai lầm của các bạn đồng hươngNgười đàn bà đến từ Thiên SơnCon đường đêm trăng trên cánh đồngbôngCá tính và hiện đạiKhát vọng tìm tòi v.v...

Giai đoạn 3 (1965-1985): hoạt động văn học, báo chí, xã hội sôi nổi, các bài báo Hãy tự trả lờiCon người giữa haingôn ngữTrách nhiệm trước tương laiNhiều điều phụ thuộc vào bạnNhững vấn đề tài năng nghệ thuậtMối liênhệ qua lại của truyền thốngĐền thờ của văn học thế giớiLuật vạn vật hấp dẫnVũ trụ ngôn ngữVăn học và thếgiới, các bài báo về các bậc thầy văn học và nghệ thuật...

Giai đoạn 4 (1985-1991): hoạt động sáng tác và xã hội trong thời kỳ cải tổ và Liên Xô sụp đổ, bắt đầu hoạt động ngoại giao, tổng biên tập tạp chí Văn học nước ngoài, các bài báo Nhu cầu về cách nhìn thế giới mớiLiệu nền tảngcó sụp đổ không?Cải tổ, công khai - cơ hội sống sótChiến thắng khó khăn nhất là chiến thắng bản thân, các bài trả lời phỏng vấn, đàm thoại...

Giai đoạn 5 (1991-2000): hoạt động nhiều mặt trong thời đại mới: các cuốn sách - đối thoại Tụng ca sự vĩ đại củatinh thầnTiếng khóc của người thợ săn bên bờ vựcVăn hóa và hiện đạiKhông có sách nhân loại đánh mất mìnhVăn hóa chiến tranh bị văn hóa hòa bình lấn át như thế nào, các phát biểu trên radio, vô tuyến truyền hình...

Giai đoạn 6 (2000-2008): hoạt động văn học và xã hội trong thế kỷ XXI, tập sách Khúc tưởng niệm của đàn chimbay qua, các bài báo Đi cùng châu Âu vào thế kỷ nhân văn mớiNgười đưa tin của cuộc sống mới trên trái đấtTôikhông viết tiểu thuyết ảoƯu điểm của tôi là nhìn về thế kỷ mớiNhân loại sống bằng tiền tạm ứngChúng ta phảikhắc phục thói ích kỷ đạo đứcNhững kẻ nghĩ rằng chiến tranh chỉ xảy ra  Afghanistan là sai lầm, truyện vừa chính luận - nghệ thuật Tuổi thơ của tôi v.v...

Những suy ngẫm của Aitmatov về thiên nhiên và đặc điểm của văn chính luận cũng rất thú vị. Nhà văn viết trong bài báo Luật vạn vật hấp dẫn: “Bút ký, dù bạn khoác cho nó những hình dung từ như “nghệ thuật”, “trữ tình”, “kịch”, thì thực chất nó vẫn không phải là truyện ngắn, không phải nghệ thuật. Vâng, nó không nên như vậy, ngược lại, thểloại này sẽ không thực hiện chức năng của mình”.

Dù sao, văn chính luận là hiện tượng “thời vụ”, như chính Aitmatov đã viết. “Không ai hoài nghi về tầm quan trọngcủa thể loại tác chiến này. Nhưng mỗi thể loại có chức năng riêng của nó. Quan hệ của văn chính luận với vănnghệ thuật là quan hệ của “lưỡi cày trước với lưỡi cày sau”. Lưỡi cày trước phạt cỏ dại, còn lưỡi cày sau tạo ranhững luống cày vừa rộng vừa sâu...”. Còn nhớ, trong một cuộc tranh luận với Ch.Aitmatov, nhà văn chuyên viết ký Georgy Radov đã trách ông hơi hạ thấp vai trò của văn chính luận, rằng những tác phẩm chính luận xuất sắc giống như những kiệt tác văn học nghệ thuật (Cuộc hành trình từ Petersburg đến Moskva của A.Radishchev, Quá vãngvà suy  của A.Gertsen, v.v...) được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được bạn đọc yêu mến và được tái bản.

Năm 1987, trong cuộc trò chuyện với nhà báo, nhà văn Nga F.Medvedev, khi nhìn lại thời kỳ trì trệ, Ch.Aitmatov nói: “Rốt cuộc chúng ta đã sáng mắt ra, chúng ta ngoái nhìn về phía sau và thấy những khoảng trống đáng sợ. Thậtkhủng khiếp khi nghĩ, điều gì sẽ xảy ra với chúng ta nếu như tất cả vẫn tiếp tục như trước đây, khi việc làm bị đánhtráo bằng những lời nói hoa mỹ. Mới gần đây thôi, nhiều quan niệm về cuộc sống đươc thể hiện bằng những ngôntừ rập khuôn, nhàm chán về một xã hội tiến bộ nhất trên thế giới, về độc giả có trình độ cao nhất, về tính tiên phongcủa tất cả những gì gắn liền với khái niệm “Liên Xô”. Trong cái mớ mỹ từ kia, chúng ta che lấp cảm giác hiện thực, cụ thể, chúng ta cố tình không nhận ra rằng thế giới xung quanh đã vượt qua chúng ta một khoảng cách rất xa”.

Các bài trả lời phỏng vấn Có phải thời gian dừng lại? Cuộc sống đã được nối dài!Tồn tại hay có vẻ tồn tạiNgônngữ và màn ảnh ghi nhận sự hiểu biết sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật ảnh báo chí, nghệ thuật điện ảnh.

Nhà văn nhấn mạnh ma lực của nghệ thuật nhiếp ảnh, nó cho phép con người nhìn lại mình từ bên ngoài, đánh giá mình và người khác theo cách mới. Theo quan sát của ông, chỉ một phần nhỏ các bức ảnh là tác phẩm nghệ thuật đích thực, phần nào đấy gần với nghệ thuật, còn phần lớn, tiếc thay, không liên quan gì tới nghệ thuật. Nhiếp ảnh đích thực, theo Aitmatov, cũng như ngôn ngữ địch thực: “Ngôn ngữ có những ưu điểm của mình, nhưng khó có thểđọ sức với nhiếp ảnh về độ chính xác, cụ thể và tính thuyết phục”. Vốn là người gần gũi với phong cảnh thiên nhiên, nhà văn hài lòng nhận xét rằng thời gian gần đây ở khu vực Trung Á đã xuất hiện những ấn phẩm nhiếp ảnh nói về thiên nhiên. Ông là người phản đối tính thiên vị, định kiến trong nhiếp ảnh. Theo ông, nhà nhiếp ảnh không nên quá kỹ tính, chỉ phản ánh những khía cạnh tốt đẹp nhất của đời sống, những mặt tiêu biểu nhất của nó. Tất nhiên, con người khát khao hạnh phúc, thế nhưng trạng thái hạnh phúc liên tục không thể tạo ra cảm giác về một cuộc sống đích thực, trọn vẹn, bên cạnh hạnh phúc bao giờ cũng tồn tại mặt trái của nó, nghĩa vụ của nhà nhiếp ảnh là phản ảnh cuộc sống một cách đa dạng.

Các bút ký và tiểu luận, bài báo và thư từ, tọa đàm và phỏng vấn của Chingiz Aitmatov luôn luôn nổi bật bởi tính cấp thiết về đề tài, sự sắc sảo của vấn đề, tầm bao quát rộng, chiều sâu của nội dung, sự phong phú, độc đáo và đặc thù của các sự kiện, ví dụ, tư tưởng, kết luận triết học, sự nhất quán logic, sự giản dị, biểu cảm và giàu hình ảnh của ngôn ngữ.

      Hòa bình và sự đồng thuận, dân chủ và chủ nghĩa nhân đạo, thiện chí, lòng khoan dung giữa các dân tộc, cuộc đấu tranh chống xâm lược, chủ nghĩa thực dân, bạo lực, buôn bán ma túy, chủ nghĩa khủng bố, sự hợp tác của các nền văn học, văn hóa, nghệ thuật, v.v... làm nên nội dung văn chính luận quốc tế của Ch.Aitmatov.

Chingiz Aitmatov là người bạn lớn của nhân dân Uzbekistan, nền văn học, nghệ thuật Uzbekistan. Các tác phẩm chính luận của nhà văn về Uzbekistan được phổ biến rộng rãi. Ngay từ năm 1958, tác giả truyện vừa nổi tiếng Giamilya đã tham gia hội nghị các nhà văn Á-Phi lần thứ nhất diễn ra ở Tashken. Từ đó đến nay, ông là đại biểu thường xuyên của các hội nghị, hội thảo, các lễ hội khác nhau diễn ra trên đất nước Uzbekistan. Trong các cuốn sách, bài báo của mình, Ch.Aitmatov đã nhận xét rất tốt về Uzbekistan, ông chơi thân với nhiều nhà hoạt động khoa học, văn hóa, các nhà văn, nhà báo Uzbekistan. Sách của ông đã được dịch ra tiếng Uzbek, được tái bản nhiều lần, các vở kịch chuyển thể từ truyện vừa, tiểu thuyết của ông đã và đang được trình diễn tại nhiều nhà hát của Uzbekistan, nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu văn học, nhà khoa học của Uzbekistan đã nghiên cứu tác phẩm của Chingiz Aitmatov.

Năm 2004, đại sứ quán nước cộng hòa Kyrgyzstan ở Uzbekistan đã xuất bản cuốn sách Triết lý cuộc sống và tácphẩm của Chingiz Aitmatov, cùng năm nhà xuất bản Phục sinh (Moskva) ấn hành cuốn sách đồ sộ Con tàu Nô-ê của Chingiz Aitmatov (hơn 700 trang kèm nhiều ảnh minh họa), đã trở thành bestseller. Song song với những lời nhận xét tốt đẹp của các nhà hoạt động xã hội và quốc gia, cuốn sách cũng đăng tải các bài báo của các nhà văn, nhà phê bình văn học, thơ của R.Gamzatov, D.Ikeda, và một số tác phẩm của Ch.Aitmatov.

Ch.Aitmatov được chính phủ Uzbekistan hai lần trao tặng huân chương. Nhân dịp kỷ niệm 50, 60, 75, 80 năm ngày sinh của nhà văn, các phương tiện thông tin đại chúng chủ chốt của Uzbekistan đã đăng tải các bài báo, bút ký, tiểu luận, phỏng vấn nói về cuộc đời và tác phẩm của ông, nhiều nhà xuất bản đã ấn hành các cuốn sách của bậc thầy ngôn ngữ, được đông đảo bạn đọc mến mộ. Ngày 2 tháng 4 năm 2018, tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyaev đã ban hành quyết định về việc tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 90 năm ngày sinh của nhà văn vĩ đại và nhà hoạt động xã hội Chingiz Aitmatov (1928-2018) đây là một bằng chứng mới về sự tôn kính người bạn lớn của nhân dân Uzbekistan.

Trần Hậu (Theo báo Nga)

Nguồn Văn nghệ số 50/2018

 

Từ khóa
Chia sẻ

Tin khác

0 bình luận

Bình luận

Email sẽ không được công khai trên trang.
Điền đầy đủ các thông tin có *