Ống kính phê bình

8/8
8:25 PM 2020

TIẾNG NÓI NHÀ VĂN: NỢ NHƯ CHÚA CHỔM

Nhà văn V Ũ ĐẢM-Cách đây gần 5 năm, tôi về một xã ở một tỉnh nông nghiệp công tác, vì trước đó cũng có biết ông chủ tịch xã nên cứ đinh ninh sẽ gặp ông nhưng không vì Đại hội vừa qua không bầu ông làm chủ tịch xã mặc dù tuổi ông mới chỉ hơn 40 .Tôi hỏi người dân tại sao ông này không được bầu thì họ bảo:” Ông chủ tịch này làm cho xã nợ như chúa chổm thì ai người ta tín nhiệm nữa!”

 Hóa ra trong khi đương chức, ông và một số cán bộ cùng cánh với ông tiếp khách huyện và rủ nhau chè chén liên miên nên để lại cho xã gánh nợ hơn 2 tỷ đồng.

Tôi cứ ấn tượng mãi về cái câu người dân nói:” Nợ như chúa chổm” nhưng cũng nghĩ chắc chỉ là cá biệt. Nào ngờ mới đây rộ lên vụ việc Huyện ủy, UBND huyện Yên Định (Thanh Hóa) trong giai đoạn 2011 - 2015, khi ông Hoàng Cao Thắng làm Bí thư và bà Ngô Thị Hoa làm Chủ tịch UBND huyện Yên Định, Thanh Hóa, 2 cơ quan này đã vay hơn 50 tỷ đồng của nhiều cá nhân là cán bộ của huyện để chi tiêu. Đến nay, nhiều lần các cấp dưới đòi nhưng Huyện ủy, UBND huyện Yên Định vẫn không trả.

Và vụ  ông  Nguyễn Thanh Phong( chủ quán) ở xã Khánh Thuận, huyện U Minh (Cà Mau) mang xăng hăm dọa đốt trụ sở UBND xã vì xã thiếu nợ ông 48 triệu đồng thì tôi mới  mới giật mình, thì ra  tình trạng các quan huyện, xã ăn nhậu, tiếp khác nợ như chúa chổm trong cả nước là khá nhiều, chỉ có điều bị lộ ra hay không thôi. Vì trong thực tế có không ít những ông chủ tịch xã thuộc dạng nghiện rượu, ăn nhậu bạt mạng, ngoài những lúc  cấp trên ở huyện về làm việc là có cớ chính đáng để khéo nhau ra quán, thậm chí không nhậu ở quán trong xã mà đưa nhau lên thành phố, thị xã chọn những nhà hàng đặc sản để tiếp khách theo kiểu” Khách 3 chủ nhà 7 ”; không uống rượu nội, bia nội và phải uống rượu ngoại mấy triệu một chai. Một bữa nhậu như thế ít cũng mất cả chục triệu đồng. Nếu không có khách cấp trên để lấy cớ tiếp thì bộ sậu lãnh đạo xã gồm Bí thư, phó bí thư, Chủ tịch, phó chủ tịch xã và một số trưởng ban xã mỗi khi họp hành là lại bày vẽ ra đánh chén; thậm chí không họp hành, cuối tuần rỗi rãi cũng nhậu; sinh nhật của Bí thư, chủ tịch xã cũng kéo nhau đi nhậu; làm vài séc cầu lông cuối ngày, khát quá cũng rủ nhau ra quán bia lai rai, tất nhiên không phải lấy tiền túi ra trả mà phải lấy tiền công quỹ. Tiền công quỹ chưa có thì cắm nợ chủ quá hoặc vay mượn cán bộ, nhân viên, người quen để thanh toán. Có những huyện, xã, khi Chủ tịch  hết nhiệm kỳ không được bầu nữa thì để lại khoản nợ cho huyện, cho xã hàng tỷ, chục tỷ, trong khi đó chủ tịch  lại xây được nhà rất to hoặc mua xe hơi.

Tình trạng cán bộ Huyện ủy, UBND huyện, UBND xã trong cả nước Đại hội, họp hành, tiếp khách, ăn nhậu, quà cáp nợ  như chúa chổm trong cả nước cần phải được chấm dứt nếu không ngân sách phải gánh nợ trả nợ mà  còn làm mất lòng tin của dân vào cán bộ. Thanh tra Chính phủ và thanh tra các tỉnh, thành phố cần sớm vào cuộc để đưa những con nợ này ra ánh sáng; Cần kỷ luật nghiêm khắc và bắt tất những ông quan huyện, xã này bỏ tiền túi ra mà trả nợ chứ không được lấy tiền ngân sách do mồ hôi nước mắt của dân đóng góp để trả nợ thay. Nhưng một việc quan trọng nhất, muốn ngăn chặn từ gốc cái nạn:” Nợ như chúa chổm” thì người lãnh đạo cao nhất phải làm gương. Tôi xin kể một tấm gương như thế, đó là ông Trương Đình Tuyển, người hai lần giữ chức Bộ trưởng Bộ Thương mại .Năm 2000 khi đang đương chức Bộ trưởng Bộ Thương mại, ông được Trung ương điều về  được điều về làm Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An. Khi về lãnh đạo Nghệ An, ông đã thể hiện rõ cá tính của mình với sự cương trực, giản dị và liêm khiết. Hàng ngày ông tự đi chợ Quán Lau và về tự nấu ăn, nấu một bữa ăn cả ngày, thức ăn chủ yếu là rau muống luộc và đậu phụ mắm tôm. Phòng ở trên khu tập thể của ông sặc mùi cá khô, ông mua về ăn dần để khỏi mất công đi chợ. Mỗi lần về quê ông đều tự đi xe khách. Sau gần 3 năm làm Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, ông đã cách chức 6 phó bí thư và bí thư huyện uỷ của các đảng bộ tỉnh Nghệ An vì vi phạm kỷ luật của Đảng. Có lần ông Tuyển dự Đại hội Đảng bộ một huyện miền núi, Huyện uỷ chiêu đãi rất thịnh soạn. Cuối bữa tiệc, ông chất vấn Bí thư Huyện uỷ mới được bầu: “Ông làm sao có nhiều tiền mà chiêu đãi nhiều người thịnh soạn thế này?...Tiền là tiền thuế của dân, miền núi lại nghèo, dân đang đói, ông không xót sao?”. Về nhà, trằn trọc, nửa đêm ông bật dậy, viết: “Hãy từ bỏ những của chùa phung phí/ Những lai rai bia bọt vơi đầy/ Đất nước còn đang nghèo vậy/ Lẽ nào ngất ngưỡng mà say.”

            Rõ ràng rằng ở đâu mà người đứng đầu có tài có đức, liêm chính, chí công vô tư thì ở đó có sự phát triển đi lên và tất nhiên cái tệ nạn lãnh đạo ăn nhậu, tiếp khách rồi” Nợ như chúa chổm” sẽ được giảm bớt hoặc loại bỏ.

 

Từ khóa
Chia sẻ

Tin khác

0 bình luận

Bình luận

Email sẽ không được công khai trên trang.
Điền đầy đủ các thông tin có *