Sen nở như không biết người âu sầu/ Hay sen cũng âu sầu mà người không biết/ Cùng sắc trắng trong, cùng đượm hương từ ngàn đời/ Chỉ khác em lên tiếng mà ta lặng im. (Liên bút từ sen - Nguyễn Lương Ngọc)
Gửi thư    Bản in

Lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Phong Lan - Đỗ Hiếu - 07-05-2012 02:38:49 PM

VanVN.Net – Sáng 7/5/2012, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn Nguyễn Huy Tưởng được Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam, Viện Văn học đồng tổ chức diễn ra rất trọng thể và ấm áp. Đến dự Lễ kỷ niệm có đại diện các cơ quan Trung ương Đảng và Nhà nước, các văn nghệ sỹ, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình nhà văn Nguyễn Huy Tưởng…

Nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam phát biểu khai mạc, trong đó nhà thơ đánh giá cao những đóng góp, những thành công trong lĩnh vực văn nghệ của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Những tác phẩm làm nên tên tuổi và sự nghiệp Nguyễn Huy Tưởng được bạn đọc và khán giả nhiều thế hệ nhớ đến: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Sống mãi với thủ đô… và một số tác phẩm viết cho thiếu nhi: Lá cờ thêu sáu chữ vàng, An Tư, An Dương Vương xây thành ốc, Tìm mẹ… Còn rất nhiều điều có thể bàn về nghệ thuật trong tác phẩm Nguyễn Huy Tưởng, vì thế chúng ta cần có những cuộc hội thảo rộng rãi hơn về nhà văn giàu tâm huyết với nền văn hóa của dân tộc, nhân cách ngay thẳng, thanh cao, tâm hồn trong sáng, đôn hậu này…

 

Giáo sư Hà Minh Đức – Nguyên Viện trưởng Viện Văn học đọc bản tham luận tổng kết quá trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, ông nhận xét: Ba đề tài lớn trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng chính là: lịch sử, Hà Nội và chiến tranh. Ở mỗi đề tài, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đều có những thành công rực rỡ, ghi được dấu ấn riêng, bằng giọng điệu riêng tạo nên phong cách nghệ thuật của mình. Chính vì vậy, để hiểu kỹ về nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, chúng ta cần phải sớm tổ chức những hội thảo về tác phẩm và tác giả. Văn chương ta có nhiều “mê cung”: “mê cung Nguyễn Tuân”, “mê cung Vũ Trọng Phụng”… Và Nguyễn Huy Tưởng là một dạng “mê cung” như thế.

 

NSND Tiến Thọ tặng hoa chúc mừng 100 năm sinh nhà văn Nguyễn Huy Tưởng cho ông Nguyễn Huy Thắng đại diện gia đình nhà văn.

NSND Tiến Thọ - Chủ tịch Hội Nghệ sỹ sân khấu đọc bài viết đánh giá về những vở kịch nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng: “Bắc Sơn”, “Những người ở lại”, “Vũ Như Tô”… Đặc biệt, vở “Vũ Như Tô” có thể được xem là một câu hỏi lớn, một nỗi niềm day dứt khôn nguôi của Nguyễn Huy Tưởng: Bao giờ dân tộc ta mới có nền văn hóa nghệ thuật lớn? – Đó cũng là lời gửi gắm chân thành, đầy tâm huyết qua vở kịch lớn này.

 

Giáo sư Phong Lê với bản tham luận: “Nguyễn Huy Tưởng trên hành trình 30 năm viết”

 

PGS. TS Nguyễn Thị Huế đọc tham luận: “Thế giới cổ tích và huyền thoại trong truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng” (Tham luận này sẽ được đăng đầy đủ trên VanVN.Net)

 

Nhà văn Đặng Hiển: “Bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong vở kịch Vũ Như Tô”

 

 

Thạc sỹ Đỗ Thị Thanh Nga (Viện Văn học) đọc tham luận: “Con đường đến với cảm hứng lịch sử của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng”

 

Nhà văn Lê Phương Liên gửi lời tưởng nhớ và tri ân tới Giám đốc đầu tiên của NXB Kim Đồng - nơi bà đang công tác - với bài viết: “Nguyễn Huy Tưởng với văn học thiếu nhi” (Tham luận này sẽ được đăng đầy đủ trên VanVN.Net)

 

Dịch giả, nhà báo Vũ Phong Tạo cung cấp cho bạn đọc yêu mến nhà văn Nguyễn Huy Tưởng những thông tin chi tiết, đầy đủ hệ thống về Nguyễn Huy Tưởng trên các ấn phẩm và báo mạng Trung Quốc.

 

Ông Nguyễn Huy Thắng – con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng phát biểu cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè cùng thế hệ cha mình đã dành sự quan tâm và tình cảm yêu mến cho những tác phẩm và con người nhà văn. Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, ông Nguyễn Huy Thắng, với cương vị Phó Giám đốc NXB Kim Đồng, đã trân trọng trao tặng nhà thơ Hữu Thỉnh bộ sách “Nhà văn của em”, trong đó có in tác phẩm của 17 tác giả hàng đầu viết cho thiếu nhi Việt Nam.

 

Toàn cảnh buổi lễ kỷ niệm

Buổi Lễ kỷ niệm kết thúc lúc 12h00.

------------

Một số hình ảnh lưu niệm tại buổi lễ:

Gia đình nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

 

Các nhà văn và các nghệ sỹ chụp lưu niệm cùng gia đình nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Nhà văn đọc sách  

Mai Văn Phấn “giấu mặt” trong “hoa”

VanVN.Net - Từ xưa đến nay, bài thơ viết ngắn nhất là bài thơ chỉ có một câu. Kỷ lục vẫn thuộc về R. Tagore (nhà thơ ấn Độ, người đã đoạt giải Nô-ben văn chương cách nay trên 30 năm). ...