Thu về trên tóc/ Đông đọng trong hồn/ Nhổ được tóc bạc/ Nhổ chăng nỗi buồn? (Hỏi mình - Phạm Đức)
Gửi thư    Bản in

Hội thảo quốc tế: Những lằn ranh văn học

Trần Quốc Toàn - 21-12-2011 02:18:00 PM

VanVN.Net - Ngày 23/12/2011 tại ĐH Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra hội thảo quốc tế NHỮNG LẰN RANH VĂN HỌC (boundaries in literature). VanVN.Net đã tìm hiểu hội thảo qua những người có trách nhiệm tổ chức trước ngày khai mạc... Diễn biến cuộc hội thảo sẽ được tiếp tục thông tin đầy đủ trong 2 ngày tới.

1. Giáo sư Trần Hữu Tá người sẽ trình bày báo cáo đề dẫn trong phiên khai mạc cho biết: “Có vô số vấn đề của văn học hôm qua và hôm nay buộc chúng ta phải quan tâm, thế nhưng chúng tôi vẫn chọn “Những lằn ranh văn học” làm đề tài cho Hội thảo lần này.

Tại sao có sự lựa chọn ấy? Lịch sử văn học, từ một góc độ nhất định chính là lịch sử hình thành và rạn vỡ của những lằn ranh – những lằn ranh giữa truyền thống và hiện đại, những lằn ranh giữa dân tộc với khu vực và thế giới, những lằn ranh giữa các thể loại, trào lưu, trường phái, phong cách, ngôn ngữ... Đặc biệt trong thời đại chúng ta đang sống – một thời đại đặc trưng bởi sự hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa cao độ, những lằn ranh mới không ngừng hình thành rồi tái tạo, chuyển biến, đòi hỏi người nghiên cứu không ngừng định vị lại chúng, đồng thời phải nhận rõ tính bất định của những lằn ranh văn học này, để một mặt vẫn giữ được bản sắc dân tộc, mặt khác sẽ hội nhập một cách tự nhiên với quốc tế, không lạc hậu truớc những vận động, đổi thay đến chóng mặt trong nhiều phương diện của nghệ thuật ngôn từ”.

Giáo sư Trần Hữu Tá

Giáo sư Trần Hữu Tá cũng cho biết thêm, sau phiên toàn thể Hội thảo sẽ tiến hành trong 3 tiểu ban: (1) Những lằn ranh thể loại: với 29 tham luận; (2) Những lằn ranh văn hóa và liên ngành: với 34 tham luận; (3) Những lằn ranh văn học sử và liên văn bản: với 24 tham luận.

Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thành Thi

2. PGS TS Nguyễn Thành Thi, Phó chủ nhiệm khoa Ngữ văn ĐHSP TP. HCM người của đơn vị đăng cai cho biết thêm, các tham luận gửi tới hội thảo tập trung thảo luận về Ranh giới và sự xâm lấn, xóa nhòa ranh giới … (1) giữa các thể loại, thể tài văn học (tự sự/ trữ tình/ kịch; tiểu thuyết/ phóng sự; tiểu thuyết lịch sử/ tiểu thuyết thế sự; thơ/ văn xuôi; v.v.); (2) giữa văn học và cận văn học (paraliterature) văn học và báo chí…; (3) giữa các phạm trù cổ đại/ trung đại/ hiện đại/ hậu hiện đại; (4) giữa các nguyên tắc, phương thức sáng tạo văn học: hư cấu/ phi hư cấu,…; (5) giữa các phong cách, thể loại giao tiếp ngôn ngữ, chất liệu ngôn từ văn học: ước lệ/ tả thực, hiện thực/ siêu thực,…; (6) giữa các yếu tố bản địa và yếu tố ngoại lai trong sáng tác văn học, vấn đề bản sắc dân tộc, bản chất của quá trình hội nhập với thế giới; (7) giữa các vùng văn hóa qua các sáng tác văn học Đông/ Tây; (8) giữa các khuynh hướng cảm hứng thẩm mỹ: lãng mạn chủ nghĩa/ hiện thực chủ nghĩa…;(9) giữa văn học và các loại hình nghệ thuật gần gũi như hội họa, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh…;(10) giữa những dòng văn hóa trung tâm và ngoại biên (văn học tiếng Việt và các dân tộc thiểu số, văn học của người Việt Nam ở nước ngoài mới xuất bản những năm gần đây …)

3. Chúng tôi được xem trước tập kỷ yếu khoa học hơn 1.000 trang khổ  A4 và thấy nhiều vấn đề thú vị được các nhà nghiên cứu đề cấp: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG THẨM MỸ CỦA VĂN BẢN THƠ ĐÈO BA DỘI TỪ GÓC ĐỘ MỸ HỌC TIẾP NHẬN CỦA HANS ROBERT JAUSS (ThS NCS Hoàng Phong Tuấn); Edgar Allan Poe và những tác phẩm “trong giới hạn của hiện thực” – trường hợp Số đỏBóng đè (NCS Hoàng Tố Mai); HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM “NHÂN SINH CHI KHOÁI LẠC” VÀ SỰ TRỖI DẬY CỦA KHÁT VỌNG SỐNG TRONG PHÚ NÔM THỜI TRUNG ĐẠI (ThS NCS Đàm Anh Thư); TÍNH CHẤT XUYÊN THỂ LOẠI TRONG PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGUYỄN TUÂN (TS Đặng Lưu); TIẾNG NÓI CỦA “CÁI TÔI BỊ CHẤN THƯƠNG” VÀ TÍNH KHẢ  DỤNG CỦA YẾU TỐ NHẬT KÍ, TRINH THÁM TRONG TIỂU THUYẾT (Nhân đọc Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần – PGS TS Nguyễn Thành Thi); CUỘC VƯỢT BIÊN HỆ HÌNH NGHỆ THUẬT HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA TRẦN DẦN TRONG TIỂU THUYẾT NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN (PGS TS Phạm Thị Phương); TỪ ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CÂU VĂN TRONG TIỂU THUYẾT SBC LÀ SĂN BẮT CHUỘT CỦA HỒ ANH THÁI, GÓP PHẦN XÁC ĐỊNH LẰN RANH TIỂU THUYẾT TRƯỚC VÀ SAU 1975 (GS TS Đỗ Thị Kim Liên); Cặp đôi nam/ nữ và quyền diễn giải lịch sử trong truyện ngắn lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp (ThS NCS Phạm Ngọc Lan)…

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn