Từ đời vào văn

28/10
4:29 PM 2018

THƠ SAU CHỮ LÀ…

Trần Quốc Toàn- Mở Truyện Kiều để học Nguyễn Du, bàn chuyện thơ sau chữ là, mới hay, sau chữ này là những số phận nhân vật, là nguyên vẹn một tác phẩm, là cả Truyện Kiều!

 

   1.Thì đó, vừa vào truyện đã trăm năm trăm cõi người ta / chữ tài chữ mệnh khéo …và cứ thế kéo dài 3254 dòng lục bát cho tới khi Truyện Kiều chấm hết.  Từ chữ hết đọc ngược lên lại nhận ra, trong những câu sâu sắc nhất, tình tứ nhất, quan trọng nhất, lẳng lơ nhất, đáo để nhất…chữ  lại có mặt,  đã không duyên trước chăng mà / thì chi chút đỉnh gọi  duyên sau vào hồi khai cuộc, tới khi kết thúc lại có trời mà cũng có ta / tu  cõi phúc, tình  dây oan…Từ những câu chốt khớp, mộng mẹo, câu rắc – co bản lề này mà đếm thì thấy có đến 157 lần Nguyễn Du dùng tới chữ , trong đó 30 lần chữ này được gia giảm thành còn chi là, có gì là, thiếu gì là, cùng là, chăng là, gọi là, họa là, hoặc là, kẻo là, khéo là, lọ là, những là, với là…

     Chỉ gia giảm một chữ  mà có được cả Truyện Kiều, thật là “nhất bản vạn lợi” cho nên nhiều người cũng đã gia giảm, bắt đầu là bác Bút Tre – Đăng Văn Đăng, mỹ danh Lục Y Lang từng là thơ kí cho thi sĩ Tản Đà, trông xa một đống đen xì / đến gần mới biết, rằng thì là than! Than ôi, muốn theo mẫu mà gia giảm, muốn  học để thành ngọc thạch, học xong, được cấp bằng… than đá! Nhưng mà hay đấy, khó làm theo đấy! Đã sang tác thơ cách luật ai chẳng biết không nên lạm dụng hư từ, vậy mà rằng thi là chùm ba liên thanh, biến cái hư thành cái hay mới chết chứ! Nếu không bút lực tre pheo bất hư truyền thì có khi muốn vẽ mặt mình thành quả mai ba bảy đường vừa / đào non sớm liệu se tơ kịp thời, vẽ xong, mặt mình thành Quả ô mai bảy đường cưa / đào non già muối se thừa nếp nhăn !

   Cũng theo hướng Nguyễn Du đã mở và được hướng dẫn trực tiếp bởi Nguyễn Bính, nhà thơ  Kiên Giang – Hà Huy Hà viết:

Tiền không  lá em ơi!
Tiền  giấy bạc của đời in ra.
Người ta giấy bạc đầy nhà,
Cho nên mới được gọi  chồng em.

  Thơ lã chã 3 chữ là nước mắt đàn ông! Bữa gặp Bảo Sinh ở nhà Nguyễn Huy Thiệp, anh đọc cho nghe một câu thơ sau chữ là, vào tầm…đề cử Nôben: Ca ve họ đọc thơ ta / Còn hơn cái được gọi …Nôben! Cũng là thơ nước mắt đấy, nhưng là cười ra nước mắt! Ai cũng đã biết giải nhân dân hơn giải ưu tú, hơn giải nhà nước, nghe câu này mới biết, giải nhân dân còn hơn cả quốc tế…Nôben!

    2.Học làm thơ sau chữ là như học ngọai ngữ, cũng cần những câu mẫu. Làm thơ như làm tóan, cũng có những hằng đẳng thức đáng nhớ. Người ta bảo câu yêu  chết ở trong lòng một ít Xuân Diệu đã viết theo một mẫu câu Pháp ngữ partir, c’est mourir un peu (đi là chết ở trong lòng một ít) của Edmond Haraucourt, trong bài Khúc ca li biệt đã được phổ nhạc. Cũng có thể là như thế, nhưng tôi nghĩ, trong trường hợp này, còn một câu mẫu nữa mà Xuân Diệu hướng theo khi sáng tác, đó chính là dòng lục bát trong Truyện Kiều thác  thể phách còn  tinh anh. Tôi nghĩ thế dù vẫn biết trong thơ Nguyễn Du không có chữ yêu như trong thơ Xuân Diệu. Không có chữ yêu nhưng có đến hai chữ mà Xuân Diệu học được, đó là chữ thác (chết) và chữ . Xuân Diệu đưa bút theo một phác đồ đã có và rất đơn giản, thác là.. còn là...

    Đơn giản đến như, về sau này có khi Xuân Diệu đã cô, đã sắc cả bài thơ dài thành một câu tỏ tình ngắn gọn chỉ gồm hai thành phần ngữ pháp chủ ngữ và vị ngữ, chủ ngữ là tình yêu và vị ngữ là người tình si Quanh ta ríu rít  đời / Bên em ai hát ai cười –  anh:

          LÀ

Sáo vi vu thổi trong veo

Lên non  gió, qua đèo  mây

Ngả bên dòng suối  cây

Vương trong ánh mắt  dây tơ hồng.

 

Sáo ngân nga mãi bên lòng

Vững trơ  đá, thắm hồng  son

Núi cao chót vót chon von

Anh xây xây mãi chưa tròn tình yêu.

 

Sao nồng đượm biết bao nhiêu?

Mơn man với cảnh, thân yêu với người

Quanh ta ríu rít là đời

Bên em ai hát ai cười –  anh…

    Làm sao em có thể thiếu một người như anh! Với em, anh là tận cùng, là nơi nền móng của cả tòa kiến trúc chót vót chon von với gió mây, non đèo, suối câyngười và đời đang vì em mà trơ ra, cũng vì em mà thắm lại. Bài thơ được lập ý bằng 9 chữ  theo nhau chạy tiếp sức hàng dọc, từ dòng tựa đề tới dòng kết thúc. Nhưng tạo dáng cho bài thơ lại là hai chữ xây xếp hàng ngang, chữ xây nhấn giọng. Nhờ gợi ý của động từ được cộng thanh này, động từ cơ bản của nghề thợ ngõa, ta biết cách nhìn tòan bài thơ như ngắm một cao ốc với cái chóp nhọn một âm tiết vút lên từ vi vu gió và chân đế tám âm tiết khỏe như một anh con trai choãi chân đứng thế! Bài thơ đã đẹp về hình lại vững về ý. Ý và hình như sợi dọc với sợi ngang dệt thành một tấm vải, như kinh tuyến và vĩ tuyến bó lấy một vùng đất. Nhìn bài thơ tòan cảnh như thế rồi nhắm mắt lại mà suy nghĩ, mà tưởng tượng thì lại thấy, sợi dọc hay sợi ngang, kinh tuyến hay vĩ tuyến, chính là em và anh, là nếp và tẻ trong cối gạo kia, là đực và cái trong nhân sinh kia, là âm và dương trong thái cực kia, trong nguyên lí tột cùng của vũ trụ này…

     Nhưng, ta đang nói chuyện thơ sau chữ ! Đã có nhà thơ tập sự vẫy hòai theo gió  cây /  cả đời thức đuổi theo ngày  đêm / lấy chồng bỏ bạn em… tới đây tập sự thi sĩ lật cánh chữ, tả sang hữu, âm đáo dương… lấy chồng bỏ bạn  em / là… anh, mỗi mặt trời lên vẫn chờ…Cái tay đàn ông dại gái kia sao mà dễ thương, đã muốn chung thủy thường nhựt thì cứ phiên bản “hậu duệ mặt trời” mà phơi nắng tự sướng, “kêu mà ai thương”, cứ chờ nhé! Lại xin lần từng chữ thơ Xuân Diệu như lần tràng hạt tình mà nói thì em có thể đến với một mái ấm khác, anh làm sao bỏ đi theo em, vì trên vai anh còn cả tòa đời, cả kiến trúc thơ chót vót chon von

 3. Về quá trình từ trái mơ thanh nữ tới quả ô mai bà già như trên đã nói, có câu chuyện mà ông Đông Trình viết thật có duyên trên một tờ báo:

     “Hai câu thơ của Hồng Nhu chỉ nói về mắt ( Mắt là mắt của người ta / tôi đem nhắm mở như  mắt tôi), ấy thế mà nó đẻ ra một ngàn lẻ một thứ vong thân khác về tai, về miệng, về tay về chân…Này nhé, tai  tai của người ta / tôi đem nghe ngóng như  tai tôi – miệng là miệng của người ta / tôi đem ăn nói như  miệng tôi! Vô vàn! Còn tim nữa, lẽ nào tim nó không vong thân ư? Tim  tim của người ta / tôi đem phấp phỏng như  tim tôi! Hằng hà sa số! Lại tiếng ông Phùng Quán: “Ông nói ông có thể bịa ra theo cách của Hồng Nhu hơn một ngàn câu cơ à? Thưa ông anh, còn hơn thế nữa! Trời  trời của người ta / tôi đem mưa nắng như  trời tôi! Cho đến…vợ  vợ của người ta / tôi đem tơ tưởng như là vợ tôi! Ối giời, chúng ta tha hồ mà sám hối, mà đọc lời ai điếu, ai cũng lầm lỗi đầy mình! Đến như cái cô biên tập xuất bản đang ngồi đây. Thế thì tôi xin hỏi cô, có bao giờ cô tự hỏi, tại sao, thơ  thơ của ngưới ta / cô đem, biên tập như là thơ cô”. Lúc ấy có một cậu trẻ măng vừa ra trường viết văn Nguyễn Du, lạ lẫm trước cái không khí quá hưng phấn của một lớp đàn anh, hinh hích cười, đến trước mặt từng người mà rót bia. Hào phóng quá, bia đổ cả ra ngòai: “ Các ngài đi trước, các ngài sám hối! Chúng em là lớp hậu sinh còn trong ngọc trắng ngà, chúng em vô tư”! “Vô tư? Vô tư mà được à, bia  bia của người ta / anh đem anh rót như  bia anh!”

      Đến dòng trên, nhà thơ Đông Trình dứt mạch chuyện bia rượu mà than rằng: Đời là đời của người ta / anh đem sống chết như là đời anh (!). Thưa Đồng Trình tiên sinh, cho tại hạ nhại một câu “ném đá” cho thêm phần phây phây… búc, rồi hãy chấm hết nhé: Tiền  tiền của dân ta / mà ông móc túi như là của ông! Ấy đấy. chỉ tính bàn chuyện văn chương, vây mà đến câu này, thơ sau chữ là lại đã là, chuyện đạo đức, chuyện chính trị!

                                                                                                                         T.Q.T

 

Từ khóa
Chia sẻ

Tin khác

0 bình luận

Bình luận

Email sẽ không được công khai trên trang.
Điền đầy đủ các thông tin có *