Tác phẩm và dư luận

27/7
8:49 AM 2017

THÁP CHUÔNG ĐỒNG LỘC: TIẾNG VỌNG TÂM LINH…

Nguyễn Ngọc Phú (Ghi chép)-Tôi còn nhớ cách đây gần 10 năm gặp nhà thơ Vương Trọng ở Ngã ba Đồng Lộc. Ông là tác giả bài thơ “Lời thỉnh cầu ở Nghĩa trang Đồng Lộc” khá nổi tiếng. Ông bảo: Năm 1995 ông mới lần đầu tiên đến Ngã ba Đồng Lộc thắp hương cho 10 cô gái hy sinh vào cái buổi chiều định mệnh 24/7/1968.

                                              Tượng đài tưởng nhớ 10 cô gái hy sinh ở Ngã ba Đồng Lộc

Ông rất ngạc nhiên khi đọc tấm bia ở nhà tưởng niệm Thanh niên xung phong có hàng ngàn liệt sỹ. Và cũng chính ở ngã ba này trung đoàn Pháo cao xạ 210 thủ đô đã chiến đấu rất anh dũng để bảo vệ tuyến đường huyết mạch như nút  thắt cổ chai ở Ngã ba Đồng Lộc và nhiều chiến sĩ đã ngã xuống. Rồi bao chiến sĩ công binh, lái xe qua trọng điểm cũng đã nằm lại đây. Còn có những xóm làng ở gần ngã ba nhân dân đã dở nhà dùng gỗ lát đường cho xe thông tuyến. Vì thế ý thơ đầu tiên vụt đến : “Bao xương máu mới làm nên  Đồng Lộc”. Lặng đi giấy lát nhà thơ nói với tôi mà như đang độc thoại với chính mình: Tôi muốn viết một tứ thơ riêng về Đồng Lộc vì đã có bao bài thơ hay viết về sự hy sinh của 10 cô gái. Và ý nghĩ thay lời các cô nói với người hôm nay chợt đến. Bài thơ “Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng Lộc” ra đời được khắc trên bia đá: “Lòng tưởng nhớ hương chia đều khắp – Như cỏ trong thung, như nắng trên đồi”  bởi “Ngã xuống nơi này đâu chỉ có chúng tôi”. Đây là một trong hai bia đá  tưởng niệm hiếm có ở ngã ba Đồng Lộc. Một tấm bia nữa khắc lá thư của chị Võ Thị Tần viết gửi về cho mẹ trước lúc hy sinh  5 ngày. Tuy mới học đến lớp 5 nhưng nét chữ của chị Tần mềm mại rất đẹp với những ý nghĩ lãng mạn: Ngày bom Mỹ thả cho chúng con vớt được cá ăn, đêm bom Mỹ thả pháo sáng cho chúng con ánh sáng mở đường. Phải có tấm hồn bay bổng mới có ý tưởng lạc quan, vô tư như thế. Quê Thiên Lộc chị Tần cách Đồng Lộc gần 20 cây số mà chị rất chăm viết thư gửi về cho mẹ. Viết thư đã trở thành một thói quen của các cô như viết nhật ký cho mình vậy. Nói với mẹ cũng chính là để tự dặn mình, nhưng bộc lộ chia sẻ  thật cảm động biết bao. Khi chia tay chúng tôi ra Hà Nội, nhà thơ Vương Trọng có một ao ước: giá như Đồng Lộc xây một tháp chuông để cho tiếng chuông “thỉnh” vào thinh không như tiếng vọng tâm linh, như lời thỉnh cầu của các cô chia đều khắp không gian. Tiếng chuông như một hòa âm của bao linh hồn đã khuất thì ý nghĩa biết bao. 

Trở lại Đồng Lộc những ngày này du khách được chiêm ngưỡng tháp chuông nhìn từ xa như một tháp bút “Viết thơ lên trời xanh”. Và đặc biệt về đêm tháp chuông lung linh ánh diện chấp chới muôn sắc màu như muôn ánh mắt rực rỡ tỏa rạng cả một vùng trời. Có một người con Hà Tĩnh đã gắn bó với những công trình xây dựng ở ngã ba Đồng Lộc là anh Hà Văn Thạch từ những ngày anh còn là Bí thư tỉnh đoàn Hà Tĩnh. Dáng người nhanh nhẹn, rắn rỏi lại là người rất yêu thi ca và nghệ thuật bởi vậy   xây dựng tháp chuông và đền thờ Đồng Lộc đều có những ý tưởng của anh. Từ cái tâm huyết sôi nổi của một người hoạt động đoàn thanh niên, đến nay trải qua bao nhiệm vụ khác  như Phó chủ tịch tỉnh, trưởng ban tổ chức tỉnh ủy anh còn được giao nhiệm vụ Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng Tháp chuông và Đền thờ Đồng Lộc thì tất cả các công trình tâm linh ở đây đều mang dấu ấn tình cảm và công sức   của anh.  Năm nào cũng vậy cứ đến thời khắc giao thừa là anh Hà Văn Thạch đều có mặt tại đây để cùng với lạnh đạo Ban quản lý khu di tích thỉnh một hồi chuông và dâng    hương cho các liệt sỹ và 10 cô gái…

Tôi lại nhớ đến cách đây mấy năm khi sang Ấn Độ cùng đoàn nhà văn Việt Nam dự liên hoan thơ quốc tế. Chúng tôi có gặp thầy Thích Huyền Diệu – Một tiến sỹ Phật giáo trụ trì Chùa Việt Nam Quốc Tự  ở gần Bồ đề Đạo Tràng nơi có cây bồ đề mà Đức Phật ngồi thiền 49 ngày  mới giác ngộ. Trong một lần đàm đạo khi nói về ý nghĩa việc đúc chuông thầy Huyền Diệu có nói rằng: Phật giáo sử dụng chuông rất sớm bởi đó là phương khí rất hữu hiệu, là phương tiện để tác động   khai mở trí tuệ cho các hành giả đang tiến bước trên con đường giải thoát giác ngộ. Chuông chính là phương tiện đánh thức khai mở tâm trí  . Đại Hồng Chung là loại chuông lớn hay còn gọi là chuông U minh. Chuông này thường được đánh vào lúc đầu hôm là để thức tỉnh và nhắc nhở mọi người rằng: “Vô thường mau chóng, chẳng hẹn một ai khi hơi thờ ra mà không trờ lại là qua đời khác”. Còn đánh vào lúc cuối đêm là để mọi người mau mau tụ tập, đoạn trừ mọi phiền não, gạn lọc tham, sân, si là ba thứ gây ra tội lỗi trói buộc trong vòng sinh tử luân hồi  Sức công phá, sự lan tỏa của tiếng chuông không chỉ hạn hữu ở thế giới thực mà nó còn khoét sâu vào thế giới siêu hình. Để tạo nên sự nối kết hoàn hảo, bù đắp cho sự thiếu hụt trong quá khứ gắn kết với đời sông hiện tại, xây dựng một kết quả viên mãn trong tương lai. Tính chất này giúp cho người hiện còn có thêm những phương tiện, thể hiện lòng tri ân và báo ân của mình đối với những người đã khuất, xua đi tất cả những mặc cảm, thân phận của cuộc đời để nhích lại gần nhau hơn. Ngẫm lại, tiếng chuông Đồng Lộc có ý nghĩa sâu sắc biết bao. Chuông ở đây được đánh vào lúc 7 giờ tối và 5 giờ sáng hằng ngày. Ngoài ra còn đánh vào lúc làm các lễ trọng đại, các đoàn khách cấp cao  

                            Ảnh mười cô gái  ở Ngã Ba Đồng Lộc (ảnh tư liệu)

Tháp chuông Ngã ba Đồng Lộc tọa lạc trên quả đồi núi Mũi Mác. Công trình tháp chuông do Đại học Kiến trúc Hà Nội thiết kế được khởi công vào tháng 3/2009 và khánh thành ngày 2/1/2011.  . Tháp chuông có chiều cao 7 tầng (36,6m), 8 mái, kết hợp khai thác theo hình thức đại tháp và lầu vọng cảnh truyền thống được cách tân ở phần thân tháp. Tại đỉnh tháp có treo quả chuông nặng 5,7 tấn; cao 3,6m; đường kính 1,92m được đúc bằng đồng nguyên chất. Phần đế cao 2 tầng có hình thức kết cấu tường chịu lực chắc chắn. Phần thân năm tầng cấu trúc cột, sàn thông thoáng. Hệ thống đèn chiếu sáng nghệ thuật được lắp đặt bao phủ bề ngoài tháp chuông với ánh sáng lung linh   tầm nhìn xa nhiều km. 

Cũng chính ở ngã ba Đồng Lộc trong những dịp khác  nhau tôi được gặp hai con người chứng nhân của hai bức ảnh đen trắng lịch sử về 10 cô gái như hai quả chuông nhỏ mà như thầy Thích Huyền Diệu gọi đó là “Bảo Chùng Chung” hay còn gọi là Tăng đường chung. Tức là loại chuông dùng để báo tin trong lúc nhóm họp đồng thời cũng để điều hòa cho người tụng kinh lễ Phật được nhịp nhàng, đều đặn hướng người tụng vào con đường duy nhất là Chí Tâm. Bức ảnh thứ nhất là hình ảnh cuối cùng của 10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc san lấp hố bom của nhà  nhiếp ảnh Văn Sắc. Anh là phóng viên TTX Việt Nam đến Hà Tĩnh đầu hè năm 1968. Trưởng Ty giao thông vận tải giới thiệu có đội TNXP hay lắm – Tổng đội 55 cậu nên đến. Tổng đội 55   giới thiệu xuống đại đội 552 và  đại đội chỉ cho anh  Sắc xuống A4. A của 10 cô gái hy sinh ở Ngã ba Đồng Lộc. Văn Sắc trầm ngâm nhớ lại: Ngay từ khi được đại đội trưởng Nguyễn Thế Linh dẫn xuống anh rất ấn tượng vì mấy cô nghịch ngợm, có cô còn nhảy lên bàn ngồi. Nhiều cô hát rất hay đặc biệt là cô Trần Thị Bích Thao và cô Bích Hường. Hường còn khoe với anh cuốn sổ tay vẽ đôi chim bồ câu chép những bài hát mà cô yêu thích như “Cô gái mở đường” của Xuân Giao hay “Gửi em cô gái Lam Hồng” của nhạc sỹ Ánh Dương. Cuốn sổ tay đó còn lưu giữ ở Phòng truyền thống bảo tàng Đồng Lộc. Các cô trong tiểu đội A4 ở ngay nhà dân sát ngã ba. Buổi tối nếu không ra mặt đường thì họ dọc sách báo, khâu áo và viết thư dưới ánh đèn dầu. Đặc biệt anh còn nhớ cái xóm gần Đồng Lộc ấy trồng rất nhiều cây tro. Những tán tro xòe ra như mặt trời xanh, ngày che nắng. Đêm nóng bức các cô lót rải xuống hố đất  đổ nước giếng vào nằm cho mát. Tán lá tro ấy là nguyên liệu chính để dân Hà Tĩnh chằm lợp cái áo tơi đa năng. Ban ngày   hai buổi học văn hóa, các cô rất chăm học. Học để mai sau hết chiến tranh còn đi học lên trung cấp, đại học “kiếm cái nghề nữa chứ”. Ngày đó phim chụp còn rất hiếm, nhiều cô muốn xin  chụp ảnh riêng lưu niệm nhưng đành chịu. Kiểu ảnh lịch sử được Văn Sắc bấm máy vào khoảng 5 giờ chiều. Anh chọn phim 6x6 để lấy được toàn cảnh hố bom. Sau khi sắp xếp toàn tiểu đội làm nhiệm vụ bên hố bom đầy nước anh bỗng nhận ra không chỉ có một mà hai lần bóng các cô soi xuống. Văn Sắc bảo với tôi: “Bóng dưới đáy nước thì dễ lúc nào cũng có thể có được còn cái bóng nằm ngang ngay trên thành hố  bom ít thấy lắm”. Chứng tỏ mặt nước lúc đó phải rất phẳng lặng để phản chiếu bóng người. Anh chụp ngược sáng không để vụt mất khoảnh khắc bình lặng quý giá này.   Và chưa đầy 20 ngày sau các cô đã hy sinh. Bóng của các cô mang lại chiều sâu thị giác cho bức ảnh, còn sự hy sinh của các cô đã mang lại chiều sâu tâm linh cho nó. Bức ảnh trở thành một trong hai tác phẩm đem lại giải thưởng nhà nước cho Văn Sắc. Bây giờ các cô đã nằm yên trong lòng đất nhưng tiếng chuông  ngân từ bức ảnh vẫn ngân vang vọng lại như hồi ức tâm linh không thể nào quên được. Bức ảnh thứ hai là tiểu đội 4 chụp với bạn bè đồng đội mà bà Bích Thao ép Platic cẩn thận mang theo bên người khi đến viếng các cô. Bà chỉ vào bức ảnh và bảo tôi: Đây là tôi (bà Thao) béo rụt cổ, o Xuân đâyây, o Tần  A trường đây, o Rạng, o Hường đây. Tất cả hội nhà ăn cùng chụp chung. Tôi nhớ ông chụp ảnh quê  ở Hải Phòng không biết bay giờ còn sống không. Bà Thao là người sống sót của tiểu đội 4., Bà kể hôm đó bà đi biểu diễn văn nghệ đón đoàn pháo binh từ đất Bắc vào. Về đến đơn vị bà đọc được dòng chữ o Xuân ghi lại: “Thao ơi, mày đi văn nghệ về  nhớđóng cửa hầm  cho tao với, hôm nay tao đi làm đấy”. Cô vội vàng thay trang phục đi ra mặt đường, được nửa đường máy bay Mỹ trút bom như giội lửa, đất trơi rung chuyển cô bị sức ép quật ngã,. Cô bàng hoàng nhìn về phái các đồng đội của mình, tất cả họ bị  chôn vùi trong đất. Cô gắng gượng  chạy về báo với đại đội trưởng Linh: “A4 chết hết cả rồi” rồi gục xuống ngất đi. Lúc tỉnh dậy cô nghe thấy  tiếng hô hoán đau đớn: “Mang về được 2 người rồi, được 3 người, được 4 người rồi…”. Nước mắt giàn  dụa bà Thao ngậm ngùi kể: “Chính tay tôi rửa mặt cho 9 cô gái đó vì o Cúc 3 ngày sau mới tìm thấy”. Áo mưa rải ra cả bãi nghĩa địa đưa các cô lên. Sau đó lấy khăn buộc ở trên đầu tóc các cô hay dùng rửa mặt với chậu nước đựng bên cạnh lau qua người, lau qua mặt thì mới nhận dạng được. Vì sức ép của bom, sức nặng của đất đá   có o thì chảy máu mũi thâm tím người, có o thì gãy  sụm hết xương sống… dù thi thể vẫn nguyên. Hồi ấy mỗi nữ TNXP đều có một cái khăn trùm trên đầu hoặc  buộc ở đuôi sam tóc. Cái khăn ấy có  thêu tên tuổi nếu chết thì dễ nhận ra. Lúc chết các o đều ở tư thế ngồi ôm cái xẻng đàng trước.  Bà kể: Chiều đó các cô đang nấu cơm, nồi cá đang kho dở thì được lệnh ra mặt đường. Cái nồi kho cá ấy vẫn còn được trưng bày ở nhà truyền thống.  . Chắc là có nhiệm vụ thông đuiờng gấp cho xe qua. Mà đúng cái ngày định mệnh vì máy bay Mỹ bay qua trên rừng núi Hương Sơn giáp Lào rồi tự nhiên ba chiếc quay lại và loạt bom bất ngờ ấy trùm lên các cô.

Tháp chuông Đồng Lộc đến thời điểm này nhận nhiều bài minh chuông nhưng vẫn chưa chính thức chọn được.

Minh Chuông là thể văn đòi hỏi một số yêu cầu chặt chẽ về thể thức. Đó là thể văn vần 4 chữ, gieo vần theo lối độc lập,  ép vần hay đối vần là điều tối kỵ. Nội dung phải cô đúc, giàu tính biểu tượng, ca ngơi hay khuyên răn đều phải kín đáo, dồn nén cảm xúc vào  trong, với một hệ từ vững điển nhã. Chuông Đồng Lộc đúc xong từ tháng 12/2019 thì vào khoảng hạ tầng tháng 5/2010, ông Hà Văn Thạch lúc đó là phó chủ tịch tỉnh đã tìm đến giáo  sư Huệ Chi – cũng là một người con của đất Can Lộc Nghệ Tỉnh công tác ở viện Văn Học để đặt bài viết Minh Chuông. Giáo sư Huệ Chi là người nghiên cứu văn học Cổ, Trung đại rất am hiểu Hám Nôm và đặc biệt ông có tình cảm thắm thiết với quê hương đã vui vẽ nhận lời và dồn tâm huyết để hoàn thành. Bài Minh Chuông có đoạn viết: “ Gặp lúc chiến tranh – Ngã ba chốn ấy – huyết mạch giao thông- quân đi xe trẩy”. Và cứ thế âm hưởng của bài Minh đã dựng lại không khí lịch sử của một thời: “Bộ đội dân quân – Dùng bom phá bẩy – Lớp trước hy sinh – Lớp sau xốc dậy – Đấu trí quật cương – Địch thua trong thấy – Giữ vững mặt đường – Xe ta cứ chạy – Mười cô  trắng trinh – Tỏa hương nhân ái”. Trong những ngay tháng 7 này lòng chúng ta lại  nhớ về hương hồn anh linh các liệt sý. Bài “Minh Chuông” đã khắc nét tâm tình ấy: “Đất nước thanh bình – Tháp xây tám mái – Cao vút tầng mây – Mười phương chiêm bái…”

Cách đây một tuần, ngày 5/7/2017 chi hội nhà văn Việt Nam tại Hà Tĩnh đã tổ chức chuyến đi lên Đồng Lộc. Trong lần trò chuyện với anh Trần Đình Ước – Trưởng ban quản lý khu di tích, tôi và nhà văn Đức Ban lần đầu tiên được nghe anh Ước kể lại những điều ngẫu niên mà thật bí ẩn xung quanh việc xây  tháp chuông Đồng Lộc. Anh Ước kể: Tòa tháp xây dựng là một kỳ duyên do sáng kiến của UBND tỉnh Hà  Tỉnh,  Quỹ tấm  lòng vàng (Báo Lao động  ) và bao Đầu tư. Tổng số tiên góp xây dựng  công trình là 24.2 try đồng. Trong đó quỹ Tấm ồng vàng 14,2 tỷ. Nói đến cơ duyên không thể không nhắc  đến người đúc Đại hồng chung Đồng Lộc đó là nghệ  nhân Nguyễn Văn Ứng – Người lính vận tải thời trận mạc  đã có lần qua Ngã ba Đồng Lộc trong  chiến tranh dược chọn để  hoàn thành quả chuông như một tác phẩm của sự hòa  hợp. Người nghệ nhân làng đúc đồng Ngũ Xá nổi tiếng đã nói những lời giản dị: “Có gì đâu – Tôi làm bằng tấm lòng chân tình dành cho đồng đội và cho lớp trẻ mai này. Còn biết bao nhiêu người đã góp công sức để làm nên bức tranh hùng tráng ở Đồng Lộc trong đó có biểu tượng tháp chuông, Tất cả bởi lòng tri ân”.

Lúc tháp chuông mới xây dựng xong tầng 1 thì một đêm anh Hà Văn Thạch  - Người đặt  nhiều tâm huyết công sức vào công trình này   mơ thấy:  Thật lạ, quả chuông không thê đưa lọt qua cửa. Sáng sớm mai anh Ước và ban quản ký thấy anh Thạch trực tiếp lên và cùng ra hiện trường kiểm tra đo đạc lại thì thấy quả thật với kích thước quả chuông đang đúc ngoài làng Ngũ Xá đã đổ xong khuôn thì không thể lọt qua cửa. Rất  may là mới xây xong tầng 1 trong khi công trình cao 7 tầng. Lập tức một phương án đặt ra là phải cẩu quả chuông vào tầng 1 vì lúc đó xây còn thấp, sau đó mới xây tiếp lên. Nhưng lại một điều lạ nữa là khi xe chở  quả chuông về bãi đậu cạnh tháp để cần cẩu trục lên đặt vào lòng tháp bỗng nhiên chiếc xe tải loay hoay mãi khi tiến, khi  lùi,  xoay ngang, xoay dọc đủ cách mà không sao vào được đúng chỗ đặt cần cẩu. Mọi người tính  toán bao phương án vẫn không thực  hiện được ., Thì ra từ trước  tới nay ở  đây bao giờ khởi công động thổ hay hoan thành  công  trình nào đó dù rất nhỏ cũng có  một nghi lễ truyên thống là thắp hương trước mộ 10 cô gái và khấn xin làm công việc. Qủa nhiên sau nghi lễ thiêng liêng đó chiếc xe lập tức vào đúng điểm đặt thông suốt chỉ sau một cú nhấn ga của tài xê, thật tuyệt!. Một điều bí ẩn nữa là sợi  xích treo quả chuông nặng gần 6 tấn phải đặt ở cảng Hải Phòng. Theo tính toán và thiết kế thì sợi dây chỉ cần dài hơn 8m để dự trù  độ dư đã chọn mua sợi dây 9m. Nhưng kỳ lạ thay khi lắp dây vào treo chuông để chuẩn bị tối mai khánh thành thì sợi dây thiếu hụt. Ban chỉ đạo công trình lập tức cho người ra cảng Hải Phòng ngay trưa đó đổi mua lại sợi dây xích dài 10m thì lạ thay vừa vặn luôn không thiếu không thừa, thật đẹp!. Ở Đồng Lộc con số 10 (trùng với 10 cô gái hy sinh) có sự trùng hợp kỳ lạ. Chị Yến – Nguyên phó ban quản lý người có rất nhiều công lao sưu tầm các hiện vật của các cô có lần kể lại với tôi rằng: Cứ  sắp đến ngày giỗ các cô thì ở hồ nước gần đó nở dúng 10 bông hoa súng  sắc đỏ, đẹp rỡ ràng. Có  lẽ trong tâm trí của nghệ  nhân đúc chuông Nguyễn Văn Ứng luôn bị ám ảnh hình  ảnh 10 cô ái TNXP mà buổi trưa trước ngày khánh thành khi hai cha con ông đang tập trung làm nốt công việc đánh bóng chuông  cuối cùng. Trưa vắng lặng, im ắng chỉ có tiếng chim cu gáy gù vọng xa xa. Tát cả không một bóng người . Bỗng nhiên ông sửng sốt nghe tiếng cười nói rộn ràng của các cô gái ở dưới  chân tháp chuông. Giật mình cha con ông chạy xuống nhưng chả thấy bóng ai  chỉ có  tháp chuông cao vời vợi, ông vội chạy về nhà ban quản lý du di tích và kể lại câu chuyện trong sự ngạc nhiên của mọi người…

Hình như mọi ngọn cỏ, gốc sim, tán thông nơi này còn in bóng dáng, linh hồn các liệt sỹ và đặc biệt là 10 cô gái TNXP. Vì thế chăng mà sau chiến tranh Đồng Lộc tất cả bị đào xới  chỉ còn sót lại 10 cây  bạch đan mà nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo trong trường ca “Con đường của  những vì sao” đã viết những dòng thật xúc động: “Bạch đàn xõa mái tóc xanh – Tôi đi qua cuộc chiên tranh trở về - Hồn ai rợp bóng tôi che – Hồn mười cô gái mát về hồn tôi”. Những ngày này ở Ngã ba Đồng Lộc đang gấp rút hoàn thành công trình “Đền thờ  Đồng Lộc” do các đơn vị tổ chức và các nhà hảo tâm trong cả nước đóng góp công đức     khởi công xây dựng từ ngày 30/12/2015.  g. Anh Ước kể: Phương án ban đầu định xây đên thờ 10 cô gái nhưng khi  làm lễ tâm linh để xin phép các cô thì xin keo m,ãi cũng không được đến lúc xin xây đền thờ chung cho các anh hùng liệt sỹ T N X P toàn quốc và các liệt sỹ hy sinh  ở đây thì được liền  . Mới biết Đồng Lộc thật linh thiêng – Linh thiêng cả những người đã ngã xuống nơi này. Chắc ở thế giới bên kia họ vẫn thường gặp nhau, vẫn ở trong cùng  độ hình chiến đấu. Tháp chuông Đồng Lộc chính là tiếng vọng tâm linh như nhà thơ Lê Cảnh Nhạc đã đúc kết: “Vàng lửa đúc chuông  kết tình Nam Bắc – Tụ khí hồn thiêng trái đất ngân vang” và : “Chuông thức tỉnh muôn người về tụ hội”. Vâng, tụ hội lòng dân ở Ngã ba này. . .

                                                                             Hà Tĩnh ngày 26/7/2017

Chú thích ảnh:

(1) Ảnh mười cô gái san lấp hố bom (ảnh tư liệu)

 2- Tháp chuông và tượng đài Đồng Lộc  

 

 

 

 

Từ khóa
Chia sẻ

Tin khác

0 bình luận

Bình luận

Email sẽ không được công khai trên trang.
Điền đầy đủ các thông tin có *