Tác phẩm và dư luận

6/5
7:56 AM 2018

MỘT HỒI KÝ GIÀU CHI TIẾT VÀ NẶNG TRĨU TÂM TƯ

TRẦN QUỐC TOÀN

 

MỘT  HỒI KÝ GIÀU CHI TIẾT VÀ NẶNG TRĨU TÂM TƯ
Trần Quốc Toàn
VanVN.nét- Sáng 5.5.2018 tại trụ sở liên hiệp các hội VH-NT TP.HCM, gia đình nhà văn Lê Văn Thảo đã tổ chức buổi ra mắt tác phẩm “Ở R, chuyện kể sau 50 năm” (NXB Văn hóa dân tộc 2018) của ông. Đây là sách thuộc loại nhà nước “đặt hàng sáng tác” và là tác phẩm được giải B sách hay, giải thưởng sách quốc gia 2018
  Tham dự ra mắt tác phẩm có nhà văn Trần Văn Tuấn, Chủ tịch hội nhà văn TP.HCM, nhà lí luận phê bình văn học Lê Quang Trang, nguyên Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cũng đông đảo văn nghệ sĩ .
  Trong hồi ký 50 năm mới kể lại của mình, người đọc được nghe chuyện “ở R” (ở Trung ương cục Nam Bô – trên rừng Tây Ninh, đầu não cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của “miền Nam đi trước về sau” và từ đó mở rộng ra toàn Nam Bộ) không chỉ của một mình  tác giả Lê Văn Thảo mà còn là chuyện của các văn nghệ sĩ nổi tiếng của cả nước: Trần Hữu Trang, Lý Văn Sâm, Thép Mới, Anh Đức, Lê Anh Xuân, Nguyễn Thi, Xuân Hồng, Nguyễn Văn Bổng, Giang Nam...

   Đây là chuyện trận chiến cuối cùng của Nguyễn Thi (Tr.174) “…anh thở phều phào, sủi bọt máu, thều thào chỉ tay lên chiếc bồng, không biết nói gì. Tôi lên đạn khẩu AK từ tay anh, đặt ngón trỏ của anh vào vòng cò súng, nói tụi tôi rút đi, là những người cuối cùng, xuất hiện trước mặt anh sắp tới là kẻ thù anh cứ nổ súng. Rồi quân địch tràn vào…”

    Chính tác giả cũng gắng sống đẹp  như nhưng văn nghệ sĩ đồng đội của mình, cũng "… đi rừng đốn cây xẻ gỗ, tải gạo, làm bẫy thú, chặn suối làm sa bắt cá, những công việc thật nặng nhọc…” cũng lạc rừng, cũng cầm súng như một người lính thực thụ của sư đoàn 9, cũng xuống đường phố Sài Gòn tới 2 lần trong chiến dịch Mậu Thân 1968…và vẫn viết văn! Và nhờ thế   Ở R, chuyện kể sau 50 năm  đầy chi tiết sinh động và nặng trĩu tâm tư!

     Một chi tiết thật mười mười mà hay như hư cấu tiểu thuyết, (tr. 193) khi chiến dịch Mậu Thân đã vào đợt 2 “Nhà chúng tôi ở cách lộ 4 không xa, chỉ qua một cánh đồng. Nhà có một cô gái hằng ngày đi học trong nội thành. Đội bảo vệ của ông Trần Bạch Đằng có anh chiến sĩ “ngưỡng mộ” cô hằng ngày xách súng đưa cô đi. Nhưng không dám đi xa hơn. Ngoài lộ 4 có anh chàng thiếu úy của Sài Gòn đậu xe jeep đón đưa cô đi tiếp ”.

   Ở nhưng trang cuối, cũng nhân hồi ức về chiến dịch ấy, Lê Văn Thảo tâm sự như muốn trần tình vì sao mình viết Ở R, chuyện kể sau 50 năm  “…nhớ lại trận đánh tổng tấn công 1968, tôi gọi là trận đánh hào hùng và bi thảm. Tôi không ngại nói từ thứ hai đó. Có quá nhiều mất mát, không nói đến điều đó là xúc phạm đến những người đã hi sinh”.

 

Từ khóa
Chia sẻ

Tin khác

0 bình luận

Bình luận

Email sẽ không được công khai trên trang.
Điền đầy đủ các thông tin có *